Thứ 5, Ngày 25/04/2024 -

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Ngày đăng: 21/11/2016  08:27
Mặc định Cỡ chữ
Từ năm 2008 đến nay, phần lớn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) phát huy tốt vai trò, vị trí của mình trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư, thôn, làng mình sinh sống.

 

Ông A Dói (ngồi giữa) – Trưởng làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy) người có uy tín của dân tộc Rơ Măm động viên bà con chăm lo phát triển kinh tế.
 
Qua thống kê, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có 868 người có uy tín trong đồng bào DTTS, trong đó cấp tỉnh 74 người, cấp huyện 794 người. Những việc làm cụ thể của người có uy tín trong ĐBDTTS được thể hiện qua các hoạt động như: tuyên truyền, vận đồng đồng bào chấp hành, thực hiện đúng các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phân tích, vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đã, đang và có thể lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống chính quyền, Đảng và Nhà nước.
 
Tuyên truyền, vận động đồng bào nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không tin, không tin, không làm theo lời xúi giục, lôi kéo, móc nối của các loại tội phạm, cung cấp nhiều thông tin có giá trị, góp phần lớn trong việc điều tra phá án của lực lượng Công an.
 
Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chung tay xây dựng nông thôn mới; các công tác phòng ngừa, luôn chủ động và đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, những việc làm ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán bản sắc tốt đẹp của dân tộc; bài trừ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; những hành vi lệch lạc thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 
Ngoài ra, là người am hiểu phong tục, tập quán, nắm được tâm tư nguyện vọng của mọi người trong cộng đồng cùng với kinh nghiệm thực tế, người uy tín trong đồng bào DTTS đã trực tiếp thuyết phục, hòa giải kịp thời, thấu tình, đạt lý nhiều vụ việc trong cộng đồng như: mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn thanh niên; các vụ khiếu kiện đất đai trái pháp luật, hoạt động tôn giáo trái pháp luật...không để xảy ra “điểm nóng” góp phần giữ bình yên cho thôn, làng.
 
Đặc biệt, thời gian qua, Công an tỉnh đã vận động, tranh thủ người có uy tín trên địa bàn tham gia vào các hoạt động như đấu tranh với hoạt động tổ chức Fulro; vận động quần chúng giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến dân tộc, tôn giáo; vận động quần chúng đấu tranh xóa bỏ tà đạo “Hà Mòn”; giải quyết tranh chấp, khiếu kiện; vận động quần chúng chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm.
 
Có được kết quả trên là do các cấp, các ngành, đặc biệt là Công an tỉnh đã thường xuyên xây dựng chương trình kế hoạch để tuyên truyền, vận động cá biệt, tranh thủ và phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tham gia công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và các văn bản khác liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và các văn bản khác liên quan đến công tác tranh thủ, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS đến các đơn vị, Công an các huyện, thành phố.
 
Đại tá Hiêng Lăng Hóa – Phó Giám đốc Công an tỉnh chia sẻ: Bài học kinh nghiệm mà Công an tỉnh rút ra trong công tác vận động, phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh là công tác vận động phải được đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất và toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành chức năng trong đó lực lượng Công an, Dân tộc, Dân vận, Mặt trận làm nòng cốt. Ngoài ra, phải thống nhất về mặt nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, khắc phục những sai lệch nhận thức trong công tác này; phải nắm chắc tình hình, xác định đúng, phân loại rõ, cụ thể phạm vi uy tín, ảnh hưởng và tác dụng từng người có uy tín để thực hiện công tác vận động. Hình thức vận động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng ngành, lực lượng. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu có đủ khả năng, trình độ và bố trí ổn định làm công tác dân tộc triển khai công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín ở vùng dân tộc./.
 
Bài, ảnh: A Lê Khăm
  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2022)

    579.914 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2022)

    30.848,84 tỷ VNĐ
  • Xếp hạng PCI (2022)

    37 /63
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Kon Tum lần thứ IX năm 2024
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?