Thứ 5, Ngày 01/05/2025 -

Hướng dẫn về tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đầu tư, mua sắm thiết bị phát thanh, phát hình tương tự mặt đất của địa phương
Ngày đăng: 10/10/2013  09:32
Mặc định Cỡ chữ
Nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị phát sóng Vô tuyến điện, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đầu tư, mua sắm thiết bị phát thanh, phát hình tương tự mặt đất của địa phương như sau:

 

Bộ TT&TT sẽ quy định điều kiện, hình thức cấp phép cho các DN thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực (Nguồn ảnh: Internet)

Đối với thiết bị phát hình tương tự mặt đất

Đối tượng được trang bị thiết bị phát hình tương tự mặt đất của địa phương là Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
 
Không đầu tư, mua sắm, triển khai mới các thiết bị phát hình tương tự mặt đất trên địa bàn, trừ trường hợp đặc biệt cần đầu tư mới để phủ sóng mặt đất cho vùng sâu, vùng xa, vùng chưa được phủ sóng các kênh chương trình phục vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (được quy định tại Thông tư số 09/2012/TT-BTTTT ngày 06/7/2012) hoặc thay thế các thiết bị phát hình tương tự mặt đất đang sử dụng bị hỏng để duy trì phát sóng truyền hình tương tự trong giai đoạn chuyển đổi. Các thiết bị phát hình đầu tư mới này phải ngừng phát sóng tương tự theo lộ trình được quy định trong Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Khi đầu tư, mua sắm các thiết bị phát hình tương tự mặt đất trong các trường hợp nêu trên, nên lựa chọn các loại thiết bị có tính năng kỹ thuật để có thể dễ dàng nâng cấp hoặc chuyển đổi sang phát sóng công nghệ số theo tiêu chuẩn DVB-T2 với chi phí thấp nhất.
 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự: QCVN 17:2010/BTTTT.
 
Đối với thiết bị phát thanh FM
 
Đối tượng được trang bị thiết bị phát thanh FM của địa phương là Đài Phát thanh và Truyền hình hoặc Đài Phát thanh cấp tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh cấp huyện.
 
Các Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân bổ 01 kênh tần số phát thanh FM trong băng tần (87 - 108) MHz.
 
Các Đài Phát thanh FM cấp huyện, đài phát lại phủ sóng vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, được ấn định kênh tần số trong băng tần (87 - 108) MHz trên cơ sở không gây nhiễu có hại cho các Đài Phát thanh FM khác đã được phân bổ kênh-tần số theo quy định tại thông tư 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho thiết bị phát thanh FM dải tần từ (68 - 108) MHz: QCVN 30:2011/BTTTT.
 
Đối với thiết bị truyền thanh không dây
 
Đối với trang bị thiết bị truyền thanh không dây của địa phương: Ủy ban nhân dân cấp xã.
 
Không đầu tư mới, không cấp mới giấy phép cho đài truyền thanh không dây trong băng tần (87 - 108) MHz.
 
Các đài truyền thanh không dây đã được cấp phép trong băng tần (87 - 108) MHz được tiếp tục hoạt động theo các điều kiện cụ thể quy định tại thông tư số 04/2012/TT-BTTTT.
 
Đài truyền thanh không dây được cấp mới giấy phép hoạt động trong băng tần (54-68) MHz, công suất phát xạ hiệu dụng (Effective Radiated Power - ERP) tối đa vùng đồng bằng 30 w; trừ những xã đặc thù miền núi, rộng mức công suất có thể thay đổi để đảm bảo vùng phủ sóng phù hợp với địa bàn nhưng không quá 50 w; các trường hợp khác phải có ý kiến của Cục Tần số vô tuyến điện trước khi phê duyệt đầu tư, mua sắm thiết bị.
 
Về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho thiết bị truyền thanh không dây dải tần (54 - 68) MHz: Đến ngày 14/01/2014 áp dụng QCVN 18:2010/BTTTT và QCVN 47:2011/BTTTT; kể từ ngày 15/01/2014 áp dụng QCVN 70:2013/BTTTT.
 
Lê Nhàn
  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2023)

    591.266 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2023)

    34.539,87 tỷ VNĐ
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?