Thứ 5, Ngày 22/05/2025 -

Kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Nhà báo Wilfred Burchett - Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam
Ngày đăng: 21/06/2013  07:57
Mặc định Cỡ chữ
Cuộc chiến tranh đã qua đi hàng chục năm, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn còn vang dội, và những dấu ấn còn sâu đậm trong nhiều lớp người Việt Nam. Để làm nên chiến thắng đó, không chỉ là sức mạnh, sự nỗ lực của nhân dân cả nước mà còn `có những người anh em, bạn bè từ khắp năm châu, bốn bể giúp đỡ, cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân và đất nước ta. Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1921 - 21/6/2013), chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đôi nét về cuộc đời nhà báo Wilfred Burchett - một người đồng chí, một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.

 

Cuốn sách Việt Nam và Hồ Chí Minh qua cảm nhận của nhà báo Wilfred Burchett, NXB Thế giới, 2011, được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (16/9/1911 - 16/9/2011)

Wilfred Burchett sinh năm 1911 tại thành phố cảng Melbourne xinh đẹp của đất nước Australia. Năm 1936, chàng trai rời quê hương sang Luân Đôn, bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp trở thành phóng viên chiến trường đầy nguy hiểm, cam go. Từ Luân Đôn, bước chân phóng viên trẻ W.Burchett trải rộng ra khắp nơi trên thế giới, có mặt đưa tin ở những chiến trường ác liệt nhất: tại Đức khi chủ nghĩa phát xít bắt đầu nổi ngòi đại chiến thế giới thứ hai, tại Trung Quốc khi cuộc chiến tranh Trung Nhật, thành phố Hirosima khi quân đội Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên. Song chỉ khi đến Việt Nam, ông mới dành trọn tâm huyết, và cũng tại nơi đây, ngòi bút của nhà báo đã thực sự thăng hoa với hàng ngàn bài viết chân thực và xúc động nhất, Ông đến Việt Nam khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang trong thời kì quyết liệt nhất, thu hút sự quan tâm tập trung của cộng đồng quốc tế. Với tài năng và uy tín của mình, ông được gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Càng tiếp xúc với lãnh tụ kính mến, ông càng kính trọng và khâm phục Người, viết nhiều bài báo về Người bằng ngòi bút sắc sảo với sự chân thận tuyệt đối. W.Burchett thừa nhận: “Việt Nam là chủ đề lớn nhất của đời tôi”, đó thực sự là lời tâm huyết về tình cảm ấm nồng ông dành cho đất nước và nhân dân ta.

Wilfred Burchett với phong cách giản dị quen thuộc

Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, W. Burchett đã cùng nhân dân 2 miền sống những tháng ngày ác liệt, cam go nhất. Thời gian Mỹ can thiệp và sa lầy vào Việt Nam, ông đang có mặt tại Hà Nội. Từ Việt Nam, ông gửi về Mỹ nhiều bài báo chân thực, xúc động nhằm báo động dư luận Mỹ và nhân dân thế giới, vẽ nên bức tranh chân thật nhất về tình hình chiến tranh tại Việt Nam, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhà cầm quyền Mỹ. Những năm tháng ấy đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong cả cuộc đời W. Burchett, một thời kỳ hoạt động thật sôi động, hào hứng, ra đời những tác phẩm đặc sắc, gây tiếng vang với cả thế giới như: Phía Bắc vĩ tuyến 17, Ngược dòng sông Mêkông, Cuộc chiến tranh không tuyên bố (của Mỹ)… Ông Burchett đã vào căn cứ kháng chiến 2 lần vào năm 1965 và 1966, nhà báo dũng cảm đã viết nhiều bài phóng sự độc đáo, đầy sức thuyết phục nhằm vạch trần cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ và nói lên niềm tin của nhân dân Việt Nam vào sự tất thắng của cách mạng. Bất kỳ ở đâu, đi đâu ông vẫn không rời cuốn sổ tay, cây bút chì, chiếc máy chữ, máy ghi âm và ghi hình. Ban ngày, nhà báo lặn lội trên khắp chiến trường, về các vùng quê quan sát, hỏi han, lắng nghe và ghi chép. Ban đêm, ông chăm chú đọc lại, sắp xếp những gì thu lượm được trong ngày, đánh máy lại sạch sẽ, cố gắng hoàn chỉnh để nhanh chóng tìm cách gửi các tin tức đi luôn. Những tư liệu quý đều được ông giữ gìn cẩn thận, trở thành những tư liệu quý giá cho sự nghiệp sau này. Bên cạnh việc viết bài, ông còn chú ý vào việc ghi lại những thước phim chân thật về Việt Nam, được 24 hệ thống truyền hình lớn trên thế giới phát sóng. Kề vai sát cánh cùng cán bộ chiến sĩ nhân dân Việt Nam, qua những bài viết và thước phim chân thực, khách quan nhà báo W.Burchett đã góp phần thức tỉnh công luận phương Tây ủng hộ Việt Nam đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
và vợ chồng nhà báo Wilfred Burchett, Hà Nội, 1966
 
Chính khối óc nhanh nhạy và một tâm hồn rộng mở đã khiến W. Burchett sớm tiếp thu tư tưởng tiên tiến của thời đại trong sự nghiệp báo chí. Với cái nhìn sâu sắc, giàu tri thức, tài năng và cách làm việc cần cù và khoa học, nhà báo ý thức trách nhiệm rất cao về tác động từ những bài báo của mình viết ra. Bước chân W.Burchett trải đều khắp, ghi lại cảnh miền Bắc quật khở, đứng lên sau những vết thường chiến tranh, xây dựng mạnh mẽ, tiếp sức cho miền Nam. Rồi trong chiến trường miền Nam ác liệt, ông nhanh chóng ghi lại cảnh chiến đấu quật cường dưới mưa bom bão đạn của đế quốc Mỹ. Những bài viết của W. Burchett về Việt Nam không dễ gì các phóng viên nước ngoài, nên tư liệu đó luôn được báo chí phương Tây sử dụng, trích dẫn trong những thông tin về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của chúng ta. Với tấm lòng chân thành và những gì đã làm cho nhân dân Việt Nam, nhà báo W.Burchett đã vinh dự được nhà nhà nước ta mời tham dự lễ mít tinh mừng chiến thắng 30/4/1975 tại thành phố Hồ Chí Minh. 
 
Wilfred Burchett chụp các du kích Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
 
Wilfred Burchett qua đời đột ngột do cơn tai biến về tim vào ngày 27/9/1983 tại Sofia - thủ đô đất nước hoa hồng Bungari. Năm 1985, kỷ niệm 10 năm ngày hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước có mời bà quả phụ Vessy Burchett sang chung vui.
 
Wilfred Burchett chụp công trường xây dựng đập thủy lợi tại miền Bắc.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà báo Burchett (16/9/1911 – 16/9/2011) cuộc triển lãm ảnh “Wilfred Burchett và Việt Nam” đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp thân mật và tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc” cho ông George Burchett – con trai nhà báo W.Burchett. Thay mặt Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những cống hiến, đóng góp cố nhà báo W.Burchett cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ta.
 
W.Burchett mãi người bạn lớn của nhân dân Việt Nam - một nhà báo trung hậu, chân thành, luôn tôn trọng sự thật khách quan, vì chính nghĩa mà dám nói, dám viết sự thật. Nhìn nhận lại toàn bộ sự nghiệp của nhà báo W.Burchett, chúng ta luôn nhận rõ đức quan trọng nhất của người làm báo: Trung thực, vì sự thực trước hết và trên hết./.
 
Hà Oanh
  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2023)

    591.266 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2023)

    34.539,87 tỷ VNĐ
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Kon Tum
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?