Thứ 5, Ngày 27/03/2025 -
Năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn; Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp và tiếp tục là “điểm nóng” cạnh tranh của các nước… các vấn đề an ninh phi truyền thống, thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng đặt ra nhiều thách thức và tác động tiêu cực đến an ninh, lợi ích của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong nước, các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm còn tồn tại; quản lý nhà nước về an ninh trật tự nảy sinh nhiều vấn đề mới, khó hơn; thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) và mưa, lũ sau bão diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề ở nhiều địa phương...; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của Quân đội nhân dân, các ban, bộ, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp, sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân và bạn bè quốc tế, công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Bộ Công an triển khai thực hiện các Phương án chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng; đấu tranh, trấn áp, truy nã tội phạm theo chuyên đề, tuyến, lĩnh vực, địa bàn; kịp thời nhận diện, giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm. Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, đấu tranh với tội phạm, tập trung đấu tranh giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên. Lực lượng Cảnh sát hình sự, Bộ đội Biên phòng các địa phương đã phối hợp hiệu quả trong phòng, chống tội phạm mua bán người phù hợp tình hình từng địa bàn; tổ chức tuần tra biên giới, tập trung vào các tuyến trọng điểm, phức tạp nhằm ngặn chặn các hành vi mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép (phối hợp tuần tra 910 lượt/4.023 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia); chủ động nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn mới, triển khai các kế hoạch, phương án đấu tranh, ngăn chặn, kiềm chế hoạt động tội phạm mua bán người và các tội phạm có liên quan, điển hình như: mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc (từ ngày 01/7 đến hết ngày 30/9). Nhanh chóng tổ chức điều tra và phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án mua bán người. Kết quả đạt được:
Đã điều tra, khám phá 48.032 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt, xử lý 94.098 đối tượng; triệt phá 71 băng, nhóm tội phạm; Bắt, vận động đầu thú, thanh loại 3.954 đối tượng truy nã, trong đó có 1.641 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, kéo giảm 12,35% số đối tượng truy nã trong nước so với đầu năm 2024. Tiếp nhận 100% tin báo, tố giác tội phạm, tỷ lệ giải quyết đạt 91,06% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao 1,06%).
Phát hiện 4.675 vụ, 8.010 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (nhiều hơn 4,68% số vụ 25,45% số đối tượng so với cùng kỳ 2024). Phát hiện 623 vụ, 807 đối tượng phạm tội về môi trường, an toàn thực phẩm (ít hơn 11,63% số vụ, nhiều hơn 0,12% số đối tượng so với cùng kỳ 2024).
Phát hiện 29.928 vụ, 51.398 đối tượng phạm tội về ma túy (nhiều hơn 9,38% số vụ, 19,32% số đối tượng so với cùng kỳ 2024).
Điều tra, xử lý 163 vụ mua bán người/455 đối tượng/500 nạn nhân (Điều 150: 86 vụ/197 đối tượng/260 nạn nhân; Điều 151: 64 vụ/189 đối tượng/175 nạn nhân; Điều 150 và Điều 151: 13 vụ/69 đối tượng/65 nạn nhân). Trong đó, khởi tố mới 91 vụ 237 đối tượng/336 nạn nhân (Điều 150: 49 vụ/110 đối tượng/189 nạn nhân; Điều 151: 39 vụ/115 đối tượng/128 nạn nhân: Điều 150 và Điều 151: 03 vụ/12 đối tượng/19 nạn nhân). Kết quả điều tra xử lý: Chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 59 vụ/169 đối tượng/150 nạn nhân (Điều 150: 29 vụ/78 đối tượng/88 nạn nhân; Điều 151: 24 vụ/71 đối tượng/42 nạn nhân; Điều 150 và Điều 151: 6 vụ/20 đối tượng/20 nạn nhân). Đang điều tra: 96 vụ 280 đối tượng/343 nạn nhân (Điều 150: 54 vụ 117 đối tượng/169 nạn nhân; Điều 151: 35 vụ/114 đối tượng/129 nạn nhân; Điều 150 và Điều 151: 07 vụ/49 đối tượng/45 nạn nhân).
Các đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng đã thụ lý, giải quyết 9.412 vụ/17.581 đối tượng (tăng 262 vụ, giảm 1.321 đối tượng). Trong đó: Tội phạm ma túy: 1.249 vụ1.709 đối tượng (tăng 117 vụ/08 đối tượng); thu giữ 389,5 bánh + 6,514 kg heroin; 1.679.400 viên + 1.608,44 kg ma túy tổng hợp và khối lượng thuốc phiện, cần sa, cocain, cỏ Mỹ, dung dịch chứa chất ma túy; Buôn lậu gian lận thương mại: 1044 vụ/1.372 đối tượng (giảm 57 vụ, tăng 24 đối tượng); mua bán người: 137 vụ/64 đối tượng/213 nạn nhân, nghi nạn nhân (tăng 34 vụ, giảm 28 đối tượng, giảm 22 nạn nhân, nghi nạn nhân). Xuất, nhập cảnh trái phép: 1.163 vụ/4.725 đối tượng (giảm 580 vụ/2.778 đối tượng); tội phạm, vi phạm pháp luật khác: 5.253 vụ 9.046 đối tượng (tăng 705 vụ1.502 đối tượng).
Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 134.898 vụ/211.053 bị can, tăng 4.544 vụ (3,5%) và 10.481 bị can (5,2%); Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra, xử lý 102.498 vụ 163.953 bị can, đạt tỷ lệ 76% số vụ; kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố 83.832 vụ/162.067 bị can, tăng 5,2% số vụ và 6,6% số bị can; đã xử lý, giải quyết 82.471 vụ/157.826 bị can, đạt tỷ lệ 98,4%.
Tòa án nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 97.990 vụ với 198.539 bị cáo (tăng 3.536 vụ, 12.162 bị cáo so với năm 2023); đã giải quyết, xét xử 86.798 vụ với 172.563 bị cáo, đạt tỷ lệ giải quyết 89%; thụ lý 629 vụ /1.802 bị cáo thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cục cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 459 vụ/1.176 bị cáo, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 103 vụ/ 238 bị cáo; thụ lý 38.347 hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã giải quyết 37.641 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98,16%. Các Tòa án thụ lý theo thủ tục thẩm 144 vụ với 403 bị cáo phạm tội mua bán người (tăng 13 vụ, 30 bị cáo so so với cùng kỳ năm 2023); đã giải quyết, xét xử 122 vụ với 348 bị cáo (đạt tỷ lệ 84,72% về số và 86,35% về số bị cáo). Trong nhóm tội về mua bán người Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý, chiếm phần lớn là tội mua bán người (72 vụ/176 bị cáo) chiếm 50%; tội mua bán người dưới 16 tuổi (60 vụ, 202 bị cáo) chiếm 41,7%,... Qua công tác xét xử cho thấy, các vụ án về mua bán người được xét xử nhiều tập trung ở một số địa phương: Nghệ An, Hà Nội, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Lào Cai, Lạng Sơn, Đắk Lắk.
Có thể nói, năm 2024 các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương đã tập trung triển khai quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP về công tác phòng, chống tội phạm. Chủ động tham mưu, đề xuất Đảng, Chính phủ chỉ đạo sơ kết, tổng kết nhiều chuyên đề và kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người. Tập trung thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tội phạm; tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; vận động, tổ chức xây dựng, cải tạo, sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà cho các hộ dân nghèo, qua đó tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân và ổn định tình hình an ninh, trật tự, nhất là tại các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm nổi lên, tội phạm về trật tự xã hội được kéo giảm 9,98%; tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo được đẩy mạnh. Các vụ án điểm được dư luận xã hội quan tâm được đưa ra xét xử kịp thời. Công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện với nhiều hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mang lại hiệu quả thiết thực được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá tích cực, nhìn nhận khách quan hơn, thể hiện qua việc Việt Nam được nâng lên Nhóm 2 trong Báo cáo TIP; triển khai thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM)./.
Trịnh Minh
Tin tức liên quan
Diện tích tỉnh Kon Tum
9.690,5 km2Dân số tỉnh Kon Tum (2023)
591.266 ngườiGRDP tỉnh Kon Tum (2023)
34.539,87 tỷ VNĐ