Thứ sáu, Ngày 29/03/2024 -

Danh mục đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện (đợt 1) năm 2020
Ngày đăng: 07/02/2020  15:20
Mặc định Cỡ chữ

DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH THỰC HIỆN (ĐỢT 1) NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số: 115/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

 

TT

Tên đề tài/dự án

Định hướng mục tiêu

Nội dung nghiên cứu cơ bản

Dự kiến sản phẩm

đạt được

Đơn vị

ứng dụng kết quả

Thời gian thực hiện (tháng)

1

Trồng thực nghiệm Sâm cau (Cuculigo orchioides Gaertn) dưới tán rừng trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Kon Tum.

 

1.Mục tiêu chung: Trồng thực nghiệm cây sâm cau dưới tán rừng trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh (huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai) làm cơ sở để khuyến cáo phát triển nhân rộng, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

+ Xây dựng các mô hình trồng sâm cau thực nghiệm, đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển trên mỗi mô hình.

 

+ Hoàn thiện tài liệu kỹ thuật trồng và thu hoạch cây cau phù hợp với điều kiện trồng dưới tán rừng.

 

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế, khuyến cáo nhân rộng.

1. Xây dựng mô hình trồng thực nghiệm cây sâm cau dưới tán rừng:  theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển của mô hình trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau.

 

2. Hoàn thiện tài liệu kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp với điều kiện trồng dưới tán rừng.

 

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế; đề xuất biện pháp nhân rộng.

 

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Tài liệu kỹ thuật trồng cây Sâm cau dưới tán rừng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

 

- Sở Y tế;

 

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;

- Các doanh nghiệp và người dân.

24

 

2

Đánh giá, chọn lọc giống Nếp than trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

1. Mục tiêu chung: Đánh giá, chọn lọc giống nếp than đảm bảo chất lượng nhằm góp phần bảo tồn và phát triển giống nếp than trên địa bàn tỉnh.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

+ Chọn lọc giống nếp than có chất lượng, năng suất cao để phục vụ phát triển sản xuất.

 

+ Xây dựng tài liệu kỹ thuật canh tác giống nếp than, khuyến cáo nhân rộng.

1. Đánh giá hiện trạng và thu thập giống Nếp than trên các vùng sinh thái của tỉnh.

 

2. Trồng thực nghiệm, đánh giá năng suất, chất lượng giống nếp than: Theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, chất lượng, năng suất.

 

3. Xây dựng mô hình trình diễn; hoàn thiện tài liệu kỹ thuật canh tác,  khuyến cáo nhân rộng.

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Chọn lọc giống nếp than thuần chủng, có năng suất và chất lượng cao.

 

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; các huyện, thành phố.

36

 

3

Xây dựng quy trình bảo quản tươi dược liệu dạng củ (Sâm Ngọc Linh) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

1. Mục tiêu chung: Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, gia tăng hiệu quả sử dụng và giá trị kinh tế đối với các sản phẩm Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.

 

2. Mục tiêu chung:

 

- Xác định chỉ số thu hoạch của  sâm Ngọc Linh phù hợp điều kiện bảo quản tươi, đồng thời xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thu hoạch.

 

- Xây dựng  quy trình công nghệ xử lý và bảo quản sâm củ Ngọc Linh.

 

1. Nghiên cứu xác định các chỉ số thu hoạch của sâm Ngọc Linh.

 

2.  Khảo sát nhiệt độ bảo quản tối ưu của Sâm Ngọc Linh; đặc tính màng polietilen trong kỹ thuật MAP; tính chất hóa lý của các màng bán thấm cho Sâm Ngọc Linh.

 

3. Thực nghiệm thu hoạch, xử lý và bảo quản tươi đối sâm Ngọc Linh; hoàn thiện quy trình bảo quản.

 

4. Báo cáo phân tích, đánh giá chất lượng cảm quan, hình thái, màu sắc, hàm lượng chất chống oxy hóa, tỉ lệ hao hụt,..

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Quy trình bảo quản Sâm  Ngọc Linh (thông số nhiệt độ, thông số màng PE; thông số lý, hóa của màng bán thấm,...).

 

 

Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô và các Trung tâm, doanh nghiệp địa phương.

24

4

Điều tra hiện trạng phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể loài Bò tót (Bos gaurus) tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray

1. Mục tiêu chung: Xác định  phân bố, dự báo số lượng của quần thể và những tác động ảnh hưởng, đóng góp cơ sở khoa học và thực tin ứng dụng cho giám sát, bảo tồn loài Bò tót tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

+ Xác định được khu vực phân bố và ước tính được số lượng thể của quần thể Bò tót hiện còn phân bố tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

 

+ Xác định rõ các mối nguy hại tác động tiêu cực đến quần thể Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

 

+ Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

1. Điều tra xác đnh các khu vực phân bố;

 

2. Điều tra, dự báo số lượng đàn, số cá thể Bò tót hiện còn phân bố ở các khu vực;

 

3. Điều tra phạm vi hoạt động và đặc điểm di chuyển của các đàn Bò tót trong Vườn Quốc gia;

 

4. Phân tích các yếu tố tác động, gây nguy cơ đến loài;

 

5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Giải pháp bảo tồn loài Bò tót tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 

Các tổ chức nghiên cứu khoa học có liên quan

24

 

5

Nghiên cứu ứng dụng giải pháp sinh học trong phòng chống sinh vật hại phục vụ sản xuất một số loại cây trồng hàng năm chủ lực theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững tại tỉnh Kon Tum.

 

1. Mục tiêu chung: Đề xuất được giải pháp sinh học phòng chống một số đối tượng sinh vật hại chính  trên một số loại cây trồng hàng năm chủ lực, tập trung một số đối tượng cây rau (khổ qua, dưa leo, cà chua, một số loại rau ăn lá,...) theo hướng hữu cơ, an toàn và bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

+ Xác định danh lục đối tượng sinh vật hại; xây dựng các mô hình ứng dụng và đề xuất các giải pháp sinh học phòng chống sinh vật gây hại chính trên một số loại cây trồng hàng năm chủ lực được nghiên cứu.

 

+ Xây dựng được các quy trình ứng dụng các giải pháp sinh học phòng chống sinh vật hại trên các đối tượng nghiên cứu.

1. Điều tra, xác định thành phần sinh vật hại chính trên một số loại cây rau trồng phổ biến tại tỉnh Kon Tum.

 

2. Nghiên cứu, xây dựng các quy trình ứng dụng các giải pháp sinh học trong phòng chống sinh vật hại chính trên một số đối tượng cây trồng: khổ qua, dưa leo, cà chua, một số loại rau ăn lá,...

 

3. Xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng giải pháp sinh học phòng chống sinh vật hại chính trên các đối tượng nghiên cứu.

 

4. Đề xuất các giải pháp sinh học phòng chống một số đối tượng sinh vật hại chính.

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Danh lục và bộ mẫu tiêu bản sinh vật hại trên các đối tượng nghiên cứu.

 

3. Các quy trình kỹ thuật sử dụng giải pháp sinh học phòng chống sinh vật hại trên cây trồng thuộc đối tượng nghiên cứu.

 

4. Mô hình ứng dụng các giải pháp phòng chống sinh vật gây hại trên một số loại cây trồng hàng năm chủ lực (khổ qua, dưa leo, cà chua, một số loại rau ăn lá,…).

 

5. Giải pháp sinh học phòng chống sinh vật hại chính trên các đối tượng nghiên cứu.

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đơn vị và cá nhân sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

24

6

Ứng dụng công nghệ sinh học hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen (Xerula radicata) tại tỉnh Kon Tum.

1.  Mục tiêu chung: Ứng dụng công nghệ sinh học hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen tại Kon Tum.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

- Chuyển giao, tiếp nhận quy trình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen trên giá thể.

- Xây dựng mô hình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen trên giá thể.

 

- Đánh giá chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế mô hình, khuyến cáo nhân rộng và chuyển giao trong sản xuất.

1. Ứng dụng quy trình nhân giống, nuôi trồng nấm mối đen trên giá thể mùn cưa tại tỉnh Kon Tum.

 

2. Xây dựng mô hình sản xuất thực nghiệm nấm mối đen tại Kon Tum.

 

3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và an toàn thực phẩm của nấm mối đen sau khi nuôi trồng.

 

4. Hoàn thiện quy trình nhân giống và nuôi trồng nấm mối đen tại tỉnh Kon Tum.

 

5. Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất biện pháp chuyển giao ứng dụng trong sản xuất.

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài

2. Tài liệu kỹ thuật nhân giống nấm mối đen tại tỉnh Kon Tum;

3. Tài liệu kỹ thuật nuôi trồng nấm mối đen tại tỉnh Kon Tum;

 

4. Các sản phẩm:  Quả thể nấm mối đen

Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ Khoa học và Công nghệ;  các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

24

7

Đánh giá khả năng thích nghi và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên các dạng lập địa trồng cây dược liệu chính trên địa bàn tinh Kon Tum

1. Mục tiêu tổng quát:

 

Xác định phạm vi vùng thích nghi đất đai phát triển cây dược liệu và đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý cho các vùng trồng cây dược liệu chính của tỉnh Kon Tum.

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

- Xác định được số lượng và chất lượng đất thích hợp trồng cây các loại cây dược liệu trên các tiểu vùng sinh thái của địa bàn tỉnh Kon Tum.

 

- Xây dựng hệ thống thông tin về chất lượng đất đai phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất trồng cây dược liệu.

 

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, sử dụng đất trồng cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh.

1. Khảo sát, thu thập đánh giá điều kiện thổ nhưỡng ở các vùng trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Phân tích mẫu đất trên các vùng trồng cây dược liệu chính của tỉnh.

 

2. Tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất tại các vùng trồng cây dược liệu tỉnh Kon Tum.

 

3. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ hiện trạng, bản đồ thích nghi đất đai vùng trồng cây dược liệu tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1/25.000.

 

4. Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1/25.000.

 

5. Đề xuất các giải pháp quy hoạch, sử dụng đất trồng cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh.

1. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

 

2. Bộ cơ sở dữ liệu:

 

+ Báo cáo phân tích, đánh giá chất lượng đất các vùng trồng cây dược liệu của tỉnh.

 

+ Bản đồ chất lượng đất, bản đồ hiện trạng, bản đồ thích nghi đất đai các vùng trồng cây dược liệu tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1/25.000.

+ Bản đồ quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tỉnh Kon Tum, tỷ lệ 1/25.000.

 

3. Giải pháp quy hoạch, sử dụng đất trồng cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

24

  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2022)

    579.914 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2022)

    30.848,84 tỷ VNĐ
  • Xếp hạng PCI (2022)

    37 /63
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Kon Tum lần thứ IX năm 2024
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?