Thứ 7, Ngày 03/05/2025 -
![]() |
Quang cảnh hội nghị |
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác chỉnh lý, sắp xếp hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức đối với việc lập, sắp xếp hồ sơ, chấp hành pháp luật về văn thư, lưu trữ được nâng lên; hình thành tư duy và phương pháp quản lý tài liệu một cách khoa học; Cơ bản giải quyết được gần 11.000 mét giá tài liệu tồn đọng, tích đống tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các huyện, thành phố của giai đoạn 2013 trở về trước và từ năm 2014 - 2022.
Tài liệu lưu trữ trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện nâng cấp, được bảo vệ, bảo quản an toàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khai thác, sử dụng của cá nhân và tổ chức, góp phần quan trọng vào công việc quản lý, điều hành của mỗi cơ quan, đơn vị và sự phát triển của địa phương. Khối tài liệu được chỉnh lý đảm bảo đúng nghiệp vụ lưu trữ và các quy định của Nhà nước, có công cụ tra cứu giúp việc tra tìm và khai thác dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả; nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm bố trí phòng kho, mua sắm trang thiết bị để bảo quản tài liệu lưu trữ theo quy định; kịp thời phát hiện tài liệu cũ, hỏng, mối mọt, có nguy cơ mất an toàn để sử dụng các biện pháp xử lý, khắc phục đảm bảo an toàn đối với tài liệu. Sau chỉnh lý nhiều sở, ban, ngành, địa phương đã kịp thời giao nộp tài liệu có giá trị vĩnh viễn về Lưu trữ lịch sử để bảo quản, khai thác theo quy định…
Tuy nhiên, sau khi kết thúc lộ trình thực hiện Đề án, còn một số cơ quan, tổ chức, địa phương thuộc diện phải cân đối ngân sách chưa chủ động trong việc xây dựng dự toán kinh phí và bố trí kinh phí để thực hiện chỉnh lý tài liệu theo đúng nội dung của Đề án, dẫn đến số lượng tài liệu được chỉnh lý đạt tỷ lệ thấp hoặc chưa được chỉnh lý; Nhiều cơ quan không bố trí được người làm công tác lưu trữ chuyên trách; không bố trí được kho tàng hoặc có nhưng diện tích không đáp ứng yêu cầu để bảo quản tài liệu lưu trữ có thời hạn, dẫn đến tài liệu đã chỉnh lý khoa học tại một số cơ quan, tổ chức bị xáo trộn trong quá trình khai thác, sử dụng.
Tại Hội nghị các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thời gian qua; đồng thời, chỉ ra các tồn tại, hạn chế, vướng mắc cản trở đến việc giải quyết tài liệu tồn đọng và đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực đối với việc triển khai thực hiện Đề án trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh...
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị |
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UNND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Luật Lưu trữ và triển khai Đề án thời gian qua.
Đồng chí đề nghị các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về công tác lưu trữ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức và những người làm công tác lưu trữ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và giá trị tài liệu lưu trữ; Rà soát ban hành quy chế công tác văn thư lưu trữ phù hợp với với việc thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư; Bố trí cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh lý, coi đây là khâu nghiệp vụ quan trọng hàng đầu cần được đầu tư thích đáng để xử lý tài liệu tích đống; xử lý theo quy định khối lượng tài liệu trùng thừa, hết giá trị, không có giá trị và tạo điều kiện bảo quản tốt tài liệu có giá trị thực tiễn và giá trị vĩnh viễn trong lưu trữ lịch sử. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động lưu trữ; đưa công tác lập hồ sơ công việc tham mưu giải quyết công việc của công chức trở thành hoạt động chuyên môn thường xuyên tại tất cả các cơ quan, đơn vị.
Đồng chí giao Sở Nội vụ tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết tài liệu tồn đọng tại cơ quan, tổ chức, địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh; tiếp tục tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức, địa phương; tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý văn thư, lưu trữ gắn với việc đánh giá trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh…
![]() |
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân |
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 7 tập thể, 11 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án chỉnh lý khoa học tài liệu tồn đọng tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2020 cho đến nay./.
Lê Thiện
Tin tức liên quan