Thứ 5, Ngày 25/04/2024 -

Cảnh báo virus máy tính nguy hiểm chưa từng thấy
Ngày đăng: 22/05/2012  02:58
Mặc định Cỡ chữ
Đã có ít nhất 85.000 máy tính tại Việt Nam bị lấy cắp dữ liệu vì nhiễm virus của mạng botnet Ramnit. Nhiều thông tin quan trọng có thể đã nằm trong tay tin tặc.

 

Sơ đồ minh họa sự lây lan của virus Ramnit.

Tình trạng đáng báo động nêu trên vừa được Công ty An ninh mạng Bkav công bố chiều ngày 1/8/2011.
Các chuyên gia của Bkav đã theo dõi và phân tích các biến thể virus, mạng lưới botnet Ramnit được hacker điều khiển bằng giao thức IRC thông qua nhiều máy chủ đặt ở Mỹ, Nga, Đức và Trung Quốc. Kết quả điều tra cho thấy hacker đã tạo lập botnet Ramnit bằng cách phát tán virus qua tất cả các con đường như: USB, khai thác lỗ hổng phần mềm, gửi email đính kèm virus, gửi link qua các chương trình chat… Virus Ramnit còn giả mạo các phần mềm phổ biến như: Macromedia Flash Player, Adobe Acrobat Reader, Windows Update… hòng qua mặt người sử dụng. Chính vì thế, chúng dễ dàng lây nhiễm trên số lượng lớn máy tính một cách nhanh chóng.
 
Khi lây nhiễm vào máy tính và chiếm được quyền điều khiển, virus Ramnit đánh cắp các dữ liệu trên máy tính nạn nhân, từ mật khẩu của các ứng dụng FTP đến cookie của các trình duyệt FireFox, Chrome, Internet Explorer. Với những thông tin lấy được, hacker có thể kiểm soát được các tài khoản email, tài khoản ngân hàng… của nạn nhân. Đồng thời, tại máy tính nạn nhân, virus còn mở một cổng hậu (backdoor) cho phép hacker lấy bất kỳ file dữ liệu nào trên máy. Điều nguy hiểm là virus Ramnit hoạt động âm thầm, nên người dùng khó phát hiện máy tính của mình có bị nhiễm hay không, hoặc bị nhiễm từ bao giờ.
 
Sự việc hàng chục nghìn máy tính bị kiểm soát và lấy cắp dữ liệu là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, cho thấy tình trạng lộ, lọt thông tin tại Việt Nam đang trở nên đáng báo động. Điều này không chỉ gây ra những thiệt hại cho cá nhân người sử dụng máy tính, mà còn đe dọa sự an toàn an ninh của các tổ chức, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
 
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D) khuyến cáo: “Từ trước đến nay, chúng tôi chưa gặp virus nào được tổ chức để lây lan một cách bài bản như loại virus này. Chúng có thể lây lan qua mọi con đường nhằm tối đa sự lây nhiễm vào mục tiêu. Để ngăn chặn, người dùng máy tính cần tuân thủ nguyên tắc không mở USB bằng cách nháy đúp vào ổ đĩa, cập nhật các bản vá lỗ hổng phần mềm, tuyệt đối không mở file đính kèm và không bấm vào các đường link khi chưa rõ nguồn gốc. Ngoài việc nâng cao ý thức, để bảo vệ toàn diện máy tính cần cài đặt phần mềm diệt virus đủ mạnh”.
 
Để kiểm tra máy tính có nhiễm virus Ramnit hay không, người dùng có thể tải về phần mềm diệt virus Bkav tại địa chỉ Bkav.com.vn . Công ty Bkav cho biết đã cập nhật loại virus này trong cả phiên bản diệt virus miễn phí và phiên bản thương mại.  
 
Tháng 7/2011, đã có ít nhất 88 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 9 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 79 trường hợp do hacker nước ngoài. Mặt khác, đã có 3.068 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 5.627.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.Sality.PE đã lây nhiễm trên 415.000 lượt máy tính.
 
Việt Hà
Theo ICTnews
  • Diện tích tỉnh Kon Tum

    9.690,5 km2
  • Dân số tỉnh Kon Tum (2022)

    579.914 người
  • GRDP tỉnh Kon Tum (2022)

    30.848,84 tỷ VNĐ
  • Xếp hạng PCI (2022)

    37 /63
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Kon Tum lần thứ IX năm 2024
Theo bạn nội dung cung cấp trên cổng thông tin điện tử như thế nào?